Những tính toán chính trị-quân sự Kế_hoạch_Barbarossa

Ý đồ của Hitler và các cộng sự

Ngay từ trong tác phẩm Mein Kampf của mình (viết năm 1933 khi đang ngồi tù sau vụ "Bạo động tiệm bia"), Hitler đã xác định cụ thể "không gian sinh tồn" sẽ được tìm thấy ở phương Đông. Hệ tư tưởng của chủ nghĩa phát xít Đức xem Liên Xô như là một vùng đất của "dân tộc hạ đẳng" (untermensch) Slav, bị những người Bolshevik Do Thái thống trị.[1][2][2] Mein Kampf cũng khẳng định rằng, vận mệnh của nước Đức là tổ chức một cuộc "Đông tiến" như nó đã từng làm "sáu trăm năm về trước" và "sự cáo chung của chế độ thống trị của người Do Thái cũng sẽ là sự cáo chung của nước Nga với tư cách là một quốc gia".[3] Tiếp đó, Hitler lại đề cập đến một cuộc chiến không thể tránh khỏi chống lại "chủ nghĩa Đại Xlavơ" và kẻ chiến thắng trong cuộc chiến này sẽ trở thành "người thống trị vĩnh viễn của thế giới"."[4] Do đó, chính sách của nhà nước phát xít Đức là phải giết, trục xuất, nô lệ hóa người Nga cũng như các dân tộc Xlavơ, đồng thời đưa người Đức đến sống ở các vùng đất cũ của người Xlavơ.

"Danh tiếng" của Stalin lại càng khiến Đức Quốc xã củng cố thêm quyết định tấn công Liên Xô và niềm tin của họ vào sự chiến thắng. Vào cuối thập niên 1930, cuộc Đại Thanh trừng của Stalin đã khiến rất nhiều tướng lĩnh tài năng của Liên Xô bị tù oan hoặc bị chết oan, điều này khiến Hồng quân Liên Xô trở nên suy yếu và lâm vào tình trạng thiếu hụt những cán bộ lãnh đạo giỏi. Bộ máy tuyên truyền của chế độ phát xít Đức cũng thường xuyên thổi phồng sự "tàn bạo" của chính quyền Xô Viết trong chiến dịch tuyên truyền chống lại các dân tộc Xlavơ. Họ cũng thường xuyên tuyên truyền rằng Hồng quân Liên Xô đang chuẩn bị một cuộc tấn công xâm lược Đức, vì vậy cuộc xâm lược của Đức được xem như chiến tranh ngăn ngừa.

Vào ngày 5 tháng 12 năm 1940, Hitler nhận được các kế hoạch quân sự về cuộc xâm lược, ông chuẩn y cho tất cả, với thời điểm bắt đầu là tháng 5 năm 1941.[5] Ngày 18 tháng 12 năm 1940, Hitler ký Chỉ thị Chiến tranh số 21 dành cho Bộ Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang của Đế chế Đức về một chiến dịch mang mật danh Chiến dịch Barbarossa, mở đầu bằng câu: "Wehrmacht (quân đội) cần phải chuẩn bị cho việc nghiền nát nước Nga Xô Viết trong một chiến dịch chớp nhoáng."[5][6] Tên của chiến dịch, Barbarossa (trong tiếng Đức có nghĩa là "râu đỏ"), đặt theo biệt hiệu của Hoàng đế Frederick I của Thánh chế La Mã, người cầm đầu quân Thập tự Đức trong Cuộc Thập tự chinh lần thứ 3 (1189–1192). Ngày bắt đầu chiến dịch được ấn định là 15 tháng 5 năm 1941.[6] Về phía Liên Xô, trong một cuộc nói chuyện với các tướng lãnh, Iosif Stalin đã đề cập đến ý đồ của tấn công Liên Xô của Hitler trong cuốn Mein Kampf, và ông cho rằng Liên Xô lúc nào cũng sẵn sàng đáp trả cuộc tấn công xâm lược của Đức, ông cũng cho rằng Hitler luôn nghĩ quân Liên Xô cần phải mất nhiều năm mới có thể sẵn sàng cho một cuộc tấn công như vậy. Vì vậy, Stalin cho rằng "chúng ta phải ở trong tình trạng sẵn sàng sớm hơn rất nhiều" và "chúng ta sẽ cố gắng trì hoãn cuộc tấn công này thêm hai năm nữa."[7]

Mùa thu 1940, các sĩ quan quân sự cao cấp của Đức soạn một bức giác thư có nội dung đề cập đến những rủi ro sẽ xảy đến khi Đức Quốc xã tiến hành một cuộc tấn công xâm lược Liên Xô. Họ cho rằng Ukraina, Belorussia và các quốc gia vùng Ban Tích rồi sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế Đức.[8] Một sĩ quan Đức khác cho rằng ở thời điểm hiện tại, nhà nước Liên Xô tỏ ra vô hại đối với Đức và vì vậy việc chiếm đóng Liên Xô không đem lại bất cứ lợi ích gì cho Đức[8].

Hitler bỏ ngoài tai tất cả những lời khuyên can ấy, và ông ta lệnh cho Herman Goering "bất cứ ai ở tất cả các phe luôn luôn làm dấy lên những nỗi lo sợ về kinh tế chống lại mối đe dọa về một cuộc chiến tranh với Nga. Kể từ bây giờ ông ta không thèm nghe bất cứ ý kiến nào như vật nữa và đóng chặt cả hai tai để đầu óc ông ta được yên tĩnh."[9] Lệnh này được truyền cho Tướng Georg Thomas, người lâu nay đã chuẩn bị các báo cáo về các hậu quả tiêu cực của việc chiếm đóng Liên Xô - rằng việc này rốt cuộc sẽ gây ra sự suy kiệt cho nền kinh tế trừ phi Liên Xô bị chiếm đóng nhưng vẫn còn nguyên vẹn.[9]

Một thắng lợi được ứng trước

Khi chiến dịch Barbarossa bắt đầu, cả thế giới sẽ nín thở và không dám nhận xét lời nào về nó.
Rudolf Hess và những quan chức cấp cao khác của Đức tại cuộc triển lãm "Xây dựng và Hoạch định ở Phương Đông" của Himmler vào tháng 3 năm 1941

Vào đầu tháng 3 năm 1941, các bút lục của Goering trình bày chi tiết của kế hoạch sử dụng các cơ sở kinh tế của Liên Xô sau cuộc tấn công xâm lược. Toàn bộ dân cư của vùng thành thị Liên Xô ở các khu vực bị chiếm đóng sẽ bị bỏ đói cho tới chết, từ đó sẽ tạo ra thặng dư nông nghiệp để nuôi sống người Đức và giúp cho các thành phần dân cư thuộc tầng lớp thượng lưu Đức thế chỗ ở các thành thị. Trong phiên tòa Nuremberg năm 1946, Sir Hartley Shawcross cho rằng vào tháng 3/1941, cũng như các khu vực hành chính đã được thành lập trước, người ta cũng đã lên kế hoạch thành lập các khu vực sau ở phía đông nước Nga:

  • Ural (Trung và Nam Ural và các khu vực lân cận, hình thành bởi việc tái tổ chức các vùng đất của Nga ở phía Tây dãy Ural)
  • Tây Siberi (vùng Tây SiberiaNovosibirsk)
  • Nordland (Các lãnh thổ Xô Viết trong vòng Bắc Cực: Tây Bắc (vùng bờ biển phía Bắc của Nga ở phía Tây dãy Ural) và Đông Bắc (vùng bờ biển Tây Bắc Siberia)

Mùa hè 1941, Alfred Rosenberg, nhà lý luận của chủ nghĩa phát xít Đức cho rằng những vùng đất của Liên Xô nên được phân chia thành các hiệp bang của đế chế (Reichskommissar) như sau:

Kế hoạch của phát xít Đức hòng tiêu diệt Liên Xô với tư cách là một thực thể chính trị tỏ ra phù hợp với thuyết địa chính trị "không gian sinh tồn" (Lebensraum) và "Đông tiến" (Drang nach Osten) nhằm phục vụ lợi ích của chủng tộc Aryan trong tương lai.

Chúng ta chỉ cần đá tung cái cửa là toàn bộ cơ cấu mục ruỗng đó sẽ sập đổ.

—Adolf Hitler

Mục đích của chiến dịch Barbarossa là tấn công, chiếm đóng MoskvaLeningrad - một chiến thắng mang tính chất biểu tượng; đánh chiếm toàn bộ vùng dầu mỏ nằm ở phía Nam Ukraina - một sự chiếm đóng mang tính chiến lược và kinh tế. Hitler và các tướng lĩnh của ông ta đã từng tranh cãi về việc ưu tiên cái nào trong ba mục tiêu trên. Và để đi tới quyết định cuối cùng thì cần có một sự thỏa hiệp. Bản thân Hitler luôn tự cho rằng mình là một thiên tài quân sự và chính trị, ông ta luôn nhấn mạnh yêu cầu của mình với các thuộc cấp: "Leningrad trước hết, vùng lòng chảo Donetsk là thứ hai, Moskva là thứ ba."[10][11] Hitler đã thiếu kiên nhẫn để theo kịp tham vọng lâu dài của mình ở phía Đông, ông ta tin chắc rằng người Anh sẽ phải chủ động yêu cầu phía Đức hòa giải sau khi Đức Quốc xã ca khúc khải hoàn ở Liên Xô, khu vực mà người Đức thực sự thèm muốn. Trong hồi ký của mình, tướng Franz Halder ghi rằng với việc hủy diệt Liên Xô, Đức Quốc xã cũng sẽ hủy diệt luôn hy vọng chiến thắng của người Anh.

Hitler cũng đã tỏ ra quá tự tin sau những chiến thắng chớp nhoáng của quân đội phát xít Đức ở Tây Âu và sau khi chứng kiến những nhược điểm mà Hồng quân Xô Viết bộc lộ trong cuộc Chiến tranh Xô-Phần vào năm 1939-1940. Ông ta cho rằng quân Đức sẽ giành được một chiến thắng nhanh chóng trong vòng vài tháng và vì vậy không chuẩn bị những cơ sở vật chất dự phòng cho việc chiến tranh sẽ kéo dài đến mùa đông. Điều này cũng có nghĩa là quân Đức thiếu hụt áo ấm cũng như những chuẩn bị cần thiết cho một chiến dịch kéo dài khi họ bắt đầu cuộc chiến. Và việc cho rằng Liên Xô sẽ nhanh chóng đầu hàng cũng chính là sai lầm lớn của Hitler.[12]